PHÂN BÓN VÔ CƠ – DINH DƯỠNG CHO CÂY TRỒNG 0905527089

PHÂN BÓN VÔ CƠ – DINH DƯỠNG CHO CÂY TRỒNG

Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý. Ngoài việc bón phân hợp lý cho cây trồng giúp chất lượng và năng suất cây trồng cao, đồng thời ổn định và bảo vệ được đất trồng trọt. Bón phân hoá học với liều lượng hợp lý làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích,  làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế. 
Phânbón là gì?
Phân bón ở đây được hiểu là thức ăn của cây trồng.
Theo định nghĩa viện dẫn từ Nghị đinh 202/2013/NĐ-CP “phân bón” là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.


Có có 3 loại chính: phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón khác.
Phân vô cơ
Phân hữu cơ
Phân bón khác
loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ hoặc vô cơ

Ở bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu phân bón vô cơ.

I.                   Các loại phân bón vô cơ
1. Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn, gồm:
a) Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là đạm. Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni, clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
b) Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là lân. Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn, supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
c) Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là kali. Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
Các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được: Đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu)
2. Phân trung lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
Các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được: Can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), lưu huỳnh (được tính bằng S) và silic (được tính bằng Si hoặc SiO2)
3. Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
Các chất dinh dưỡng vi lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được: Bo (được tính bằng B), co ban (được tính bằng Co), đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), sắt (được tính bằng Fe), mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), molip đen (được tính bằng Mo) và kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO)"
4. Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP), monoamoni phosphat (MAP), sunlhat kali magie, kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitro phosphat, kali dihydrophosphat…) có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
5. Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn từ hai loại phân bón vô cơ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
6. Phân loại theo cách thức bón phân hay theo còn đường hấp thụ dinh dưỡng của cây có 2 loại: Phân bón lá và phân bón rễ
a) Phân bón rễ là loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cầy trồng thông qua bộ rễ.
“Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây”
b) Phân bón lá là loại phân bón dùng để tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân cây trồng
“Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được”
II.               Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng
1- Chất đạm(N)
-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
2- Chất Lân (P)
-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3- Chất Kali: (K)
-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4- Chất Canxi(Ca):
-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
6-Chất Ma-nhê (Mg):
-Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…
9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây… Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.
10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do

III.            Xu hướng sử dụng và sản xuất phân bón hiện nay
Xu hướng sử dụng và sản xuất phân bón vô cơ hiên này là sử dụng phân bón hỗn hợp, đây là một biện pháp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, giảm được chi phí, công sức và có lợi cho môi trường. Một lần bón có thể cung cấp được nhiều yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng và bổ sung được các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đất khi cây trồng lấy đi thông qua sản phẩm
Ø  Hình thức:
- Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong phân ngày càng tăng, phân ngày càng đậm đặc. 
- Tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng trong phân ngày càng đa dạng.
- Kết hợp các chất hỗ trợ sinh trưởng cây trồng và các chất làm gia tăng hiệu suất sử dụng phân bón
Cùng với các loại phân bón đa dạng là các quy trình hướng dẫn cụ thể phù hợp với đặc trưng của các vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cây trồng góp phần làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm
IV.             Những hạn chế sử dụng phân bón
Sử dụng phân vô cơ không đúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và gây sức ép lên môi trường đất và môi trường sống. Thực tế đã cho thấy rằng, việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chất lượng nông sản. Thấy rõ nhất với yếu tố đạm, thừa đạm thì cây sinh trưởng quá mạnh, mô cơ giới kém nên cây mềm, rất yếu, dễ lốp đổ, làm tăng tỷ lệ nước trong cây, dễ bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản, tăng hàm lượng nitrate (NO3-) trong nông sản. Nếu bón thiếu đạm thì cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chất giảm. Ngoài ra bón phân không hợp lý và không đúng kỹ thuật thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các thành phần cơ giới của đất, như phân đạm làm ô nhiễm nitrat nguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hoá dẫn đến mất đạm, gây ô nhiễm không khí, làm đất hoá chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd ... trong nước và đất. Sử dụng các loại phân bón chua với nhiều và liên tục sẽ làm đất chua, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi sẽ làm suy thoái đất trồng.  
V.                Khắc phục                
- Mua loại phân bón đúng chất lượng, đúng thanh phần, công dụng công bố
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng các loại phân phối hợp nhiều yếu tố có chất điều hòa sinh trưởng, vi lượng và chất điều hòa pH của đất...
- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo), ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối và bón theo nhu cầu cây trồng, bón theo từng chân dất. Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “bốn đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường

VI. Phân biệt và chọn mua phân bón đúng chất lượng

Rất khó phân biệt được thật - giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phânlà:

- Chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

- Chọn mua các loại phân bón đã được chứng nhận chất lượng. Phân bón vô cơ muốn lưu thông trên thị trường thì bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy do các tổ chức được Bộ Công thương chỉ định. Dấu hiệu nhận biết chính thông qua bao bì phân bón, khi được chứng nhận hợp quy đạt yêu cầu trên bao bì phân bón được in dấu hợp quy do đơn vị chứng nhận hợp quy cấp.

 

Dưới đây là một mẫu dấu hợp quy cấp cho các loại phân bón đạt chất lượng của: Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert một trong các đơn vị chứng nhận hợp quy lớn, uy tín được bộ Công thương chỉ định chứng nhân hợp quy theo quyết định số 11255/QĐ-BCT ngày 12/12/2014 trước đây và gần nhất là quyết định số1550/QĐ-BCT ngày 03/5/2017

Mẫu Dấu hợp quy (ghi trên bao bì):

                                       

Trong đó:            1778 là  mã số hợp quy do VietCert cấp;

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong nông nghiệp và việc tư vấn sử dụng phân bón là rất quan trọng và cần thiết, nhờ đó giúp người dụng biết cách sử dụng an toàn, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới để được tư vấn và hướng dẫn nhiệt tình

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VIETCERT

KTV/CGĐG: Lê Khắc An
Mobile: 0905.875.992
Skype: Khắc An
Website: www.vietcert.org

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ỐNG NHỰA uPVC